Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Vịnh Cam Ranh: Thử Thách Và Cơ Hội
-------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Sau hơn 2 thập niên Hoa Kỳ đặt trong tâm ở khu vực Trung Đông và gần như xao lãng khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Sự lãng quên trong chiến lược đã tạo cơ hội cho bọn bành trướng Bắc Kinh rảnh tay triễn khai sức mạnh quân sự và dang tay thao túng thị trường kinh tế khắp nơi trên toàn cầu. Cả hai sức mạnh ấy, chính là nguy cơ chẳng những chỉ trong khu vực Á Châu, mà còn gây ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường thế giới và uy hiếp trực tiếp đến quyền lợi của Hoa Kỳ cũng như các quốc gia Âu Châu. Chính vì hiện tượng bành trướng ấy, cho nên các nhà chiến lược Nhà Trắng đã “ngộ” ra, rằng: đã đến lúc Hoa Kỳ phải tập trung sức mạnh chận đứng tham vọng bá quyền của bọn hoạn quan Bắc Kinh tại Châu Á Thái Bình Dương.


 


Đây chính là nguyên nhân của sự trở lại Á Châu, được Tổng thống Barack Obama tuyên bố trên diễn đàn kinh tế tại Indonesia. Thế thì, sự trở lại Á Châu của Hoa Kỳ có nhiều giai đọan (phases) trên nhiều lãnh vực khác nhau, nhưng trọng tâm bài nầy chúng tôi chỉ đơn cử 2 trọng điểm Hoa Kỳ phải có trước tiên để hỗ trợ cho các hoạt động của mình:


 


1, Tăng cường thêm các hoạt động quân sự của các hạm đội tại Châu Á Thái Bình Dương, khai thông và đảm bảo con đường tơ lụa, đồng thời thành lập căn cứ lính thủy đánh bộ ở miền Bắc nước Úc, hỗ trợ cho mọi biến chuyển có thể xảy ra ở tương lai. 


 


2, Tìm kiếm đồng minh hay đối tác có vị trí chiến lược, lãnh thổ để làm nhịp cầu cho chính sách Á Châu của Hoa Kỳ.


 


Ở điểm thứ (2) là cung, đáp ứng cho điểm thứ (1) là cầu. Trọng điểm thứ 2 Hoa Kỳ đã tìm kiếm Việt Nam kẻ cựu thù trở thành đối tác (tiến đến đồng minh, nếu có thể) hay nói một cách khác là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ. Trong đó Vịnh Cam Ranh là hải cảng chiến lược được Hoa Kỳ quan tâm sau 37 năm hòa bình, trước đây Vịnh Cam Ranh đã được thành lập vào thế kỹ 19, trong Đệ Nhị Thế Chiến quân phiệt Nhật đã chiếm giữ từ tay thực dân Pháp và xử dụng trong mục tiêu đánh phá vùng Đông Nam Á. Cho đến mùa thu 1960, Vịnh Cam Ranh đã trở nên trục Hải Quân quan trọng cho Lực Lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam. Bắt đầu 1978, chính phủ Việt Nam đã hợp đồng 25 năm cho cho Liên Bang Sô Viết. Sau thời gian mãn hạn, Hà Nội đưa ra với giá mới là 300 triệu Mỹ kim mỗi năm, Nga sô không chịu và họ đã rút ra vào năm 2002. Trước đây, dưới thời Thủ Tướng Phan Văn Khải, có 4 đối tác muốn xử dụng hải cảng nầy: Mỹ, Nga, Ấn Độ và Nhật. Tuy nhiên, cả 4 quốc gia trên đều không có cơ hội để xử dụng vì lý do chính trị. Đặc biệt Hoa Kỳ trong thời điểm đó họ chưa quyết tâm.


 


Thời gian trôi qua và sự đảo ngược yếu tố thế giớiù, chiến hạm USNS Richard E. Byrd đã vào Cam Ranh để sửa chữa. Ngoài ra, khi chiến hạm nầy cập cảng Cam Ranh cùng sự liên kết tập trận chung giữa Hải Quân Việt Nam và Hoa Kỳ đã đánh dấu thêm một bước tiến chiến lược khác, đó là sự tăng cường mối quan hệ giữa 2 quốc gia theo lộ trình bảo vệ vùng Thái Bình Dương. Điều mà bọn hoạn quan Bắc Kinh dị ứng.


 


Xét trên phương diện chiến lược, hải cảng Cam Ranh thuận tiện cho các sinh hoạt của Hoa Kỳ tại Biển Đông, do bởi mực nước sâu, trong trẻo và có vị thế che chở cho tàu bè khi bị bão tố. Quan trọng hơn, nhất là hải trình rút ngắn tiết kiệm được thời gian và tiền bạc trong mọi sinh hoạt trên Thái Bình Dương.  Kể từ khi Liên Bang Sô Viết hết hạn rút ra, hải cảng nầy được xử dụng như một trạm sữa chửa tạm thời cho những ai cần đến. Gần đây, đứng trước những manh nha của bọn hoạn quan Bắc Kinh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố một cách chừng mực nhắn gửi rằng Việt Nam sẽ mở cửa cho thuê Vịnh Cam Ranh. Lời tuyên bố trên chúng ta có quyền suy nghĩ rằng ai sẽ là người trả giá cao nhất lại có đủ tầm cở để chúng ta dựa lưng khi mưa bảo, người ấy sẽ được ... Dĩ nhiên, câu trả lời không tranh cải đó là Hoa Kỳ. Bỡi lẽ, với sự hiện diện, ra vào của chiến hạm Mỹ trên Vịnh Cam Ranh về tiếp vận hay tu bổ, một khi bọn bành trướng Bắc Kinh muốn áp chế Việt Nam về ngọai giao hay quốc phòng, ít ra chúng cũng phải gát tay lên tráng suy nghĩ đến 2,3 lần. Cho dù Hoa Kỳ đóng vai trò không bênh vực bên nào về quân sự (đó là giả thuyết). Tuy nhiên, trong việc thỏa thuận để đối tác nào có thể xử dụng Cam Ranh, chúng ta cũng nên đặt vấn đề giúp đỡ lẫn nhau khi xung đột giữa Bắc Kinh và Hà Nội xảy ra. Đây cũng là một “điều khoản...” cần nghiêm chỉnh thảo luận giữa người cho thuê và người được thuê. Dĩ nhiên, trong giai đọan nầy chúng ta chưa thể đoạt thỏa ước liên phòng thủ như Phi Luật Tân đã ký kết với Hoa Kỳ hồi tháng 8, ngày 30, năm 1951.Thế nhưng, giải pháp như Singapore cũng là điểm nhấn chúng ta cần nghiên cứu. Trong qúa khứ và hiện tại Singapore đã ủng hộ mạnh mẽ quân đội Hoa Kỳ, bằng cách cải tổ lại bến tàu Changi và Sembawang theo đúng tiêu chuẩn đặc biệt để chiến hạm Mỹ chuyên chở hạt nhân có thể cập bến và thiết lập căn cứ Hải Quân tại đây. Trong năm 2011 tất cả đã có 149 hạm đội Hải quân Hoa Kỳ cập bến Sembawang và Changi.


 


Dưới lăng kính khác, vì sự cướp đoạt biển đảo của chúng ta nên giữa Hà Nội và Bắc Kinh trở nên “răng hở môi lạnh”. Do đó, chiến hạm Hải Quân Hoa Kỳ đã hạn chế đến Việt Nam. Kể từ 2003 có 12 chiến hạm, năm 2008 chỉ còn có 2 và năm vừa qua chủ yếu đến Việt Nam là tàu chở thuốc men, nhân đạo. Ngoài ra duy nhất chỉ có 1 lần chiến hạm cập Vịnh Cam Ranh để sữa chữa. Dĩ nhiên, theo sau Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nga Sô vẫn có khuynh hướng trở lại Cam Ranh. Tuy nhiên, cả 2 quốc gia trên chúng ta nên đặt họ là khách hàng thứ yếu chứ không phải chính yếu.


 


Xét cho cùng, khi ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố mở cửa Vịnh Cam Ranh, Hà Nội đã thấy và hiểu được phản ứng Bắc Kinh. Tuy nhiên, ở điểm sau cùng, mặc dầu đất nước chúng ta nhỏ bé, nhưng có chủ quyền. Trãi qua bao thăng trầm lịch sử, dân tộc ta vẫn đứng vững như núi Thái Sơn. Ngày nay, cho dù chúng ta nhượng bộ (nhượng đến khi nào?) bọn hoạn quan Trung Quốc vẫn cưỡng chiếm Trường Sa, Hoàng Sa và vẫn có ý đồ không dừng lại. Do đó, chọn lựa và dành mọi dễ dàng để Hoa Kỳ trở thành đối tượng xử dụng Vịnh Cam Ranh chính là nguyên tắc đòn bẫy cực kỳ sáng suốt và cần thiết cho Việt Nam hôm nay và ngày mai. Như trong qúa khứ dân tộc ta đã từng “lấy sức người phá núi thành sông” và qua bài ca trong thơ Đồng Tháp:


 


... Cơm dưa muối đã làm nên lịch sử


Xác thù trôi lửa Nhật Tảo bừng sôi...


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Động Cơ Và Xúc Tác Của Con Người Do Thái (07-03-2012)
    Terhan Trước Nguy Cơ Cấm Vận (09-02-2012)
    Xung Đột Mỹ- Nga (18-01-2012)
    Đến đây rồi ở lại đây, bao giờ bén rể xanh cây “cũng chẳng về”. (13-12-2011)
    Yếu Tố Tất Yếu Của Hoa Kỳ Tại Châu Á Thái Bình Dương (13-11-2011)
    Ảnh hưởng kích cầu và những thách thức cho nền kinh tế Việt Nam (10-10-2011)
    Những Thử Thách Có Thể Liên Quan Đến Hệ Thống Ngân Hàng Việt Nam (18-09-2011)
    Voice & Vote (14-07-2011)
    Mission Accomplished? (09-06-2011)
    Ngã rẽ mới trong chủ thuyết Obama (25-05-2011)
    Lá thư chủ nhiệm (12-05-2011)
    Thử nhìn lại Dương Văn Minh Kẻ Có Công Hay Người Có Tội. (25-04-2011)
    Hành Lang Sau Cùng Của Gadhafi’s (08-04-2011)
    Vị trí Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Mỹ (08-03-2011)
    Những Cái Rất Vô Cùng Hay Điều Nghịch Lý Của Bắc Kinh  (01-03-2011)
    Wikileaks và quyền tự do thông tin (22-02-2011)
    Sự ma sát trên những hải trình biển Đông (12-01-2011)
    Sức bật cơ hữu và vận hội mới để chuyển mình cho Việt Nam (16-12-2010)
    Nội Lực Dân Tộc (16-12-2010)
    Đông Nam Á trước tầm nhìn chiến lược trong chủ thuyết Robert Gates (14-11-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152758983.